HomeKiếm Tiền

Tại sao BẠN phải quản lý tài chính cá nhân

Tại sao BẠN phải quản lý tài chính cá nhân
Like Tweet Pin it Share Share Email

Vào chủ nhật ngày 29/5/16 tuần vừa rồi, Ân Phạm SEO có may mắn tham gia chương trình “Quản lý tài chính – Định hình phong cách sống” của Anh Chu Quang Minh, được biết anh Minh là người rất giỏi về quản lý tài chính nên mình đã tham gia khóa này của ảnh. Quả thật rất hay có nhiều điều đáng học hỏi, mình tin là sau khóa học bạn sẽ nghiêm túc hơn về vấn đề quản lý tài chính cá nhân của mình.

Hôm nay Ân sẽ chia sẻ lại cho những bạn không có điều kiện tới lớp một số điều tuyệt vời trong khóa học đấy. Đấy là lý do có bài viết này.

Tại sao BẠN phải quản lý tài chính cá nhân.

Hãy xem clip này để xem nền kinh tế đang vận hành như thế nào. Dù bạn là ai, hễ bạn đang sống thì bạn sẽ chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế.

P/s: Các bạn có thể bật subtitle lên và bấm vào cài đặt, chọn dịch tự động sang tiếng Việt nếu bạn không hiểu tiếng anh


Ở buổi chia sẻ này không nhấn mạnh đến các công cụ quản lý tài chính cá nhân (QLTCCN) hay làm thế nào để quản lý. Mà tập trung thay đổi suy nghĩ của bạn về QLTCCN, khi bạn cảm thấy rằng QLTCCN là quan trọng và tự ý thức làm nó mỗi ngày thì không cần một công cụ nào cả, chỉ cần 1 quyển vởi, một file excel là đủ rồi rồi.

P/s: Để biết thêm về các lý thuyết tài chính cá nhân hãy tìm hiểu các bài giảng của Thạc sĩ Cao Thị Thùy Liên ở trên mạng

I) Tại sao cần phải quản lý tài chính cá nhân

Tại sao BẠN phải quản lý tài chính cá nhân

1. Tầm quan trọng

Bạn không quản lý tiền của mình thì sẽ có ai đó luôn muốn cướp tiền của bạn. Sẽ luôn luôn có ai đó muốn cướp nó đi, có thể họ là người rất hung dữ, họ là cướp, cũng có khi nhìn họ rất thánh thiện dễ thương nhưng họ sẽ cướp tiền của bạn. Có một từ ngữ trong đoạn video mà có thể bạn không chú ý, người ta nói đến một thứ đó là

Human nature: Dịch sang tiếng Việt thì là bản chất con người.

The house always win: Nhà cái luôn luôn thắng

2. Phát triển bản thân

Quản lý tài chính Thói quen chủ chốt

3. Mối quan hệ

Quản lý tài chính tốt giúp bạn phát triển được các mối quan hệ.

4. Cơ hội

Quản lý tài chính giúp bạn có được những cơ hội.

5. Tự do tài chính

QLTCCN giúp bạn nhanh chóng đạt được trạng thái tự do tài chính.

A – B = C > 0

E + R = O

6. Chạm tới ước mơ.

QLTCCN tốt, bạn sẽ tự do về tài chính, có tiền và có cơ hội chạm tới những ước mơ của mình khi bạn có tiền và có thời gian.

II) Tại sao chúng ta vẫn chưa quản lý được tài chính của mình

  1. Tính ích kỷ
  2. Không có mục tiêu
  3. Truyền thông.

III) Các khái niệm tài chính

Hãy xem bộ phim: In time

 

  1. Thời gian và tiền bạc
  2. Sự giàu có được tính bằng thời gian sống thoải mái
  3. Thu nhập
    Nếu so sánh thu nhập thì
    – So sánh 1 biến số tiền thì | — Tuyệt đối
    – So sánh 2 biến số Tiền và Thời gian — Thì đó là sự so sánh tương đối
  4. Tài sản và tiêu sản
  5. Tự do tài chính
    – Tiền : tuyệt đối
    – Time: tương đối

IV) Sai lầm thường mắc phải

  1. Có tiền mới quản lý tài chính.
  2. Quản lý tài chính là tiết kiệm
    QLTC khác với tiết kiệm
    TỰ DO TÀI CHÍNH = THU NHẬP LÀM VIỆC + TIẾT KIỆM + CẮT GIẢM CHI PHÍ.
    + ĐẦU TƯ
    + THU NHẬP THỤ ĐỘNG
  3. Từ từ rồi tính
    Lý thuyết vì sao phải làm việc gấp 3.
    Mình phải cật lực làm việc trong 30 năm để sống cho 60 năm và lo cho con cái và gia đình.
    Suy nghĩ đúng (20%)                               Cảm giác đúng (80%)
    ==> Hành động đúng —> Kết quả đúng

V) Các quy luật tài chính

  1. Quy luật Parkison: Chi phí luôn cố gắn đuổi kịp thu nhập của bạn
    Hệ quả 1: Độc lập tài chính nếu hiểu parkison
    Hệ quả 2: bạn sẽ độc lập tài chính nếu giảm chi tiêu dùng tiền dư ra để đầu tư
  2. Thu hút: Càng tiết kiệm, tích lũy nhiều tiền  bạn càng thu hút được nhiều tiền vào đời mình
    Hệ quả 1: Ý thức làm giàu và tiền bạc hút nhau như nam châm hút mạt sắt
    Hệ quả 2: Dùng tiền để kiếm tiền
  3. Tích lũy: Mọi thành công đều là kết quả của sự tích lũy liên tục
    Hệ quả 1: Việc bạn tích lũy tiền, tiết kiệm thúc đẩy bản thân tiến gần hơn với tự do tài chính.
    Hệ quả 2: Tích lũy một gia tài lớn thì khó nhưng dành dụm một ít nhỏ thì được.
  4. Lãi suất kép – với số 72 thần thánh
    Công thức: 72/ Lợi nhuận% hàng năm ==> ra số năm bạn cần đầu tư để ra số tiền gấp đôi.
    Hệ quả 1: Đầu tư tiền bạc cẩn thận và áp dụng lãi suất kép sẽ giúp bạn giàu có.
    Hệ quả 2: Chìa khóa mở ra lãi suất kép là cất tiền đi và đừng đụng tới nó.
  5. Bảo toàn: Yếu tố quyết định tương lai tài chính của bạn không phải bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền mỗi tháng
    Hệ quả 1:
    Hệ quả 2:
  6. Đầu tư: hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư.
    Hệ quả 1: Điều dễ làm nhất với tiền là để mất nó
    Hệ quả 2: Khong đánh mất tiền vào việc vô nghĩa.
    Hệ quả 3: Bạn đừng chủ quan khi bạn đánh mất số tiền không đáng kể so với số tiền bạn đang có.
    Hệ quả 4: Chỉ nên hợp tác với những người có bề dày thành tích về tiền bạc
  7. Kiềng ba chân:
  8. ……

VI) Các bước QLTCCN

  1. Chuẩn bị – đọc sách ( triệu phú ổ chuột – Bẻ khóa bí mật tư duy triệu phú.
  2. Xác định mục tiêu
  3. Rà soát mục tiêu (ghi nhật ký chi tiêu mỗi ngày)
    Đo mức độ giàu có hiện tài = Tổng tiền mặt / (chi phí – TNTD)
    Tài sản Ròng Dự Kiến = [(Tổng thu nhập/ năm) * Tuổi] / 10
  4. So sánh – phân tích  – lập kế hoạch
  5. Quản lý chi tiêu
    Tôi đang mua cái tôi cần hay cái tôi muốn
    Sản phẩm này dùng 1 lần hay nhiều lần
    Trích 1/2 khả năng chi trả và gia hạn thời gian mua
    Hệ thống quản lý tài chính:
    10% FFA – 10% EDU – 10 LTSS – 55% NEC – 10% PLAY – 5% Give
    Hệ thống của người giàu:
    20% FFA – 20% EDU – 20% LTSS – 20% NEC – 10% PLAY – 10% GIVE
  6. Gia tăng thu nhập
  7. Đầu tư
    4 phần cho tiết kiệm, 3 phần đầu tư lãi suất 3-5%/tháng, 2 phần đầu tư lãi suất 5 – 7.5%/tháng, và 1 phần đầu tư cho >7.5%/tháng.
  8. Bảo vệ tài sản.
    Chuyển tiền thành tài sản
    Quan tâm tới bảo hiểm
    phát triển bản thân là bước quan trọng nhất

Trò chơi đếm số ————- và kết thúc.

Có lẽ bạn không tham gia buổi chia sẻ giống như mình nên khái niệm, và những ngôn ngữ trong bài viết làm bạn khó hiểu. Nhưng không sao, bạn chỉ cần nhớ về khái niệm Quản Lý Tài Chính Cá Nhân. Và đi tìm hiểu về nó, cách thức để bạn quản lý tài chính, các khóa học quản lý tài chính…
Quản lý tài chính cá nhân là một công việc của cả cuộc đời bạn, chứ không phải nằm trong một hay hai buổi chia sẻ của người này người kia. Nếu lỡ bạn không được nghe chia sẻ như vậy cũng không có gì to tát. Từ nay hãy tìm hiểu về nó thông qua Google. Và bạn sẽ có cái bạn cần.

Chúc cho khả năng quản lý tài chính của bạn ngày càng hiệu quả.
Chúc bạn thành công, và sức khỏe đủ đầy.

Comments (3)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.